Slide 2
Slider
Slide 3
Slide 4
Slide 5

TÌNH YÊU THƯƠNG

Phan Thị Thu Nga
Nga PTT
14:22 13/05/21 trong Tin tức trung tâm
14:22 13/05/21 600 lượt xem
Mục lục
Sinh ra không được may mắn lành lặn, khỏe mạnh như bao bạn bè khác, ngay từ nhỏ, em Bùi Trọng Thế học sinh lớp 5a2 - trường TH&THCS Ngọc Mỹ - huyện Tân Lạc đã bị khuyết tật hai tay và hai chân bị di tật không thể đi lại được. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, em đã vượt lên số phận, đấu tranh với căn bệnh để đến trường và được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến.



Đoàn dự án chúng tôi cùng với chuyên gia tư vấn được quay trở lại trường TH&THCS Ngọc Mỹ vào những ngày tiết trời chuyển sang mùa hè sau khi tổ chức xong hoạt động tập huấn cho giáo viên về kỹ năng sàng lọc trẻ khuyết tật và thiết kế giáo án mẫu với hoạt động động xây dựng kế hoạch lồng ghép vào nội dung của nhà trường và thực hành. Tại đây, chúng tôi được gặp lại Thế một bạn nhỏ mà ngay từ khi Hội đồng xác định khuyết tật cấp xã khảo sát đã để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc với sự thông minh, hài hước và những câu nói ông cụ non: “Con mất niềm tin vào bệnh viện”. Đó là lời chia sẻ sau khi đoàn có hỏi gia đình: tới đây, dự án sẽ có hoạt động tư vấn và khám sức khỏe cho các con, liệu gia đình có dành thời gian để tham gia hoạt động đó không? Mẹ của em nói: nếu được vậy thì tốt quá cô chú ạ. Nhưng với một đứa trẻ khi bệnh viện là nhà và việc điều trị đã trở thành thường lệ nhưng không thể giúp em trở lại bình thường như các bạn khác nên Thế đã nói vậy…



Thế sinh ra trong một gia đình có hai anh em, bố mẹ đều làm nông nghiệp tại mảnh đất Mường Bi Tân Lạc, bởi kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn và nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc bà mẹ khi mang thai còn nhiều hạn chế. Nên khi mang thai Thế, gia đình đã không có biện pháp y học can thiệp sớm đối với trường hợp thai nhi có biểu hiện bất thường nên khi sinh ra và phát triển về chân tay của em không được như bao bạn khác. Nhưng với tình yêu thương con vô bờ bến, gia đình vẫn tìm mọi cách để chữa trị cho con và cho con được đến trường cùng các bạn. Những năm lớp 1, em đã phải rất khó khăn với những nét chữ đầu tiên bằng đôi bàn chân kỳ diệu. Mỗi ngày, dù mưa hay nắng, cha mẹ em cũng cố đưa em đến lớp, mong em được vui, được hòa nhập và được học hành như những đứa trẻ bình thường khác. Chỉ vậy thôi họ cũng cảm thấy vui. Mỗi ngày tới trường của Thế hoàn toàn nhờ vào sự đưa đón của cha mẹ. Khi đến cổng trường, cha mẹ em phải dừng xe rồi cõng hoặc bế em vào lớp, đặt vào chỗ ngồi cố định mà nhà trường đóng ghế cho em rồi ra về, khi tan học lại đến đón em về, các buổi học khác cũng như vậy. Các hoạt động thường ngày ở lớp của em như trả bài, làm bài tập đều được thầy cô giáo và các bạn trong lớp giúp đỡ. Hiện nay, Thế đã là học sinh lớp 5 viết được bài và thực hiện các bài cô giao rất cẩn trọng, tỉ mỉ. Mặc dù có viết chậm hơn các bạn khác do em viết bằng chân.


Tuy vậy, đúng như lời cô Trần Thị Ánh Nguyệt - Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “ Thế là một bạn học sinh truyền cảm hứng cho mọi người về ý chí và nghị lực vươn lên số phận. Tuy vậy, một điều mà nhà trường trăn trở hiện nay là cơ sở vật chất và phương pháp tổ chức các hoạt động giảng dạy, các hoạt động khác để hỗ trợ cho những bạn còn kém may mắn như Thế và một số học sinh khác khó khăn trong học tập và cuộc sống còn nhiều hạn chế. Bởi vì, hoạt động giảng dạy của nhà trường hiện nay mặc dù đã rất chú trọng đến những đối tượng này. Tuy nhiên, việc điều chỉnh phương pháp thực hiện sao cho phù hợp với cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật quả rất khó khăn”.
Chính từ điều như vậy, mà phía dự án đã thảo luận với chuyên gia tư vấn về việc điều chỉnh thực hiện hoạt động cần tay chỉ việc xây dựng kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường với các nội dung: Quy mô lớp, học sinh: thêm cột về học sinh khuyết tật và học sinh khó khăn về học tập; cơ sở vật chất, thêm những khó khăn của trẻ khuyết tật khi tham gia học tập tại nhà trường, bổ sung thêm nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm của năm học gắn với công tác hòa nhập giáo dục, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh trong đó có học sinh khuyết tật; phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học hòa nhập. Đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân một cách tỉ mỉ, chi tiết về thông tin chung của trẻ, khả năng yêu cầu của trẻ, khả năng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập và môi trường giáo dục, xác định mục về văn hóa, kỹ năng xã hội của năm học, học kỳ I, học kỳ II, kế hoạch với các trường hợp mà các đơn vị nhà trường đang gặp phải ví dụ như đối với trường hợp của Thế - khuyết tật vận động thì mục tiêu văn hóa môn Toán là thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số, nhận biết được hình khối. Từ những việc làm như vậy khiến chúng tôi thật xúc động khi quay trở lại các trường vùng dự án, trong đó có trường TH&THCS Ngọc Mỹ vào tiết toán thực hành. Hôm nay, Thế đã được các cô cho ngồi vị trí ưu tiên gần cô hơn, giáo án các cô đã điểu chỉnh số lượng bài tập cho Thế, giao cho em về chép trước đề bài vào vở vì em vốn rất cẩn trọng trong việc viết chữ và đỡ mất thời gian trên lớp để em tập trung hơn vào bài giảng, thi đua xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến, tổ chức các hoạt động trò chơi trí tuệ tạo ra không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ. Không chỉ vậy, khi Thế hoàn thành nhiệm vụ bài học cô đã động viên, khích lệ em nhiều hơn. Chính từ những điều tưởng chừng như đơn giản như vậy, mà câu nói thốt lên: “a…. con nhớ ra rồi …. vang lên đầy niềm hạnh phúc”. Bên cạnh đó, để giúp Thế không bị “bỏ rơi” phía sau, nhà trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa cho Thế và các bạn kém may mắn khác tham gia các hoạt động phù hợp với các em như cho Thế vẽ tranh, chơi trò chơi rung chuông vàng, trò chơi tìm hiểu kiến thức…
Thế tâm sự: “ Hôm nay, con rất thích tiết toán của cô Ngoãn  giảng vì bài rất dễ hiểu và con đã giải được bài toán. Con hứa mình sẽ nỗ lực hơn trong học tập để không phụ lòng cha mẹ đã chăm lo cho con và các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ con nữa.”



Dẫu thiệt thòi và kém may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa, nhưng hi vọng em Bùi Trọng Thế với việc hiểu rồi yêu thương học trò của thầy cô trong nhà trường, tinh thần sẻ chia của bạn bè và tình cảm thiêng liêng của cha mẹ sẽ khiến em không tự ti, nản lòng mà luôn lạc quan, chăm chỉ, cố gắng nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn.
Cậu học trò nhỏ với nghị lực sống cao đẹp.
Đảm bảo quyền của trẻ khuyết tật trong hòa nhập giáo dục

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn trẻ khuyết tật (TKT) là con em người dân tộc thiểu số (DTTS), trong số này nhiều trẻ không được đến trường. Các em phải đối mặt với một số rào cản để hòa nhập giáo dục (HNGD). Từ thực trạng này, Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) đã triển khai dự án "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật DTTS trong HNGD” (Dự án) tại 4 xã: Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa (Tân Lạc).

20:45 22/11/21 0 lượt xem
Hội thảo tổng kết, đánh giá và chia sẻ, nhân rộng kết quả dự án

Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.

08:25 17/11/21 433 lượt xem
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CẤP XÃ HỌP BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ TRẺ KHUYẾT TẬT

Từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Ngọc Mỹ, Phú Vinh, Phú Cường, Suối Hoa – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình tổ chức hoạt động: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã họp báo cáo kết quả rà soát trẻ khuyết tật và giám định mức độ trẻ khuyết tật

14:33 15/07/21 685 lượt xem
Hoạt động thiết thực “ Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2021”

Từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND các xã vùng dự án tổ chức hoạt động: “Tập huấn cho cha mẹ và cán bộ y tế kỹ năng can thiệp tại nhà và kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; kỹ năng sàng lọc trẻ khuyết tật, kỹ năng đánh giá kết quả trước và sau khi can thiệp”

07:22 14/06/21 585 lượt xem
Hội thảo tổng kết, đánh giá và chia sẻ, nhân rộng kết quả dự án

Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.

08:25 17/11/21 433 lượt xem
Tình người

09:16 12/01/21 704 lượt xem
Nhóm nòng cốt thôn tại xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình thực hiện hoạt động truyền thông pháp luật tại cộng đồng

Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL và TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Cao Sơn huyện Đà Bắc tổ chức hoạt động: Nhóm nòng cốt thôn thực hiện truyền thông pháp luật theo nhu cầu của cộng đồng tại xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc nằm trong khuôn khổ dự án " Thúc đẩy quyền tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình" do Quỹ Canada dành cho các Sáng kiến Địa phương (CFLI) năm 2020 của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tài trợ.

10:38 23/12/20 1.011 lượt xem
Hoạt động nghiên cứu các văn bản, chính sách liên quan đến việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình

Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL & TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với các bên liên quan thực hiện hoạt động nghiên cứu các văn bản, chính sách liên quan đến việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình

20:47 12/12/20 631 lượt xem
GÓC CHIA SẺ: Xúc động trước những câu chuyện về trẻ khuyết tật vùng dân tộc thiểu số tại các xã dự án - huyện Tân lạc - tỉnh Hòa Bình

Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em phối hợp với Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa của huyện Tân Lạc tiến hành rà soát lại trẻ khuyết tật trên địa bàn nhằm: Đưa ra danh sách trẻ khuyết tật trên địa bàn 04 xã được tổng hợp và phân tích thông tin sơ bộ của trẻ khuyết tật.

16:58 12/12/20 746 lượt xem
500+ Khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại LACEW.
Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực từng ngày để mang đến chất lượng dịch vụ cao nhất, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.
Vin Group
16:14 30/09/20 619 lượt xem
Flc group
16:14 30/09/20 635 lượt xem
Bách Việt
16:14 30/09/20 665 lượt xem
Cát Tường Group
16:15 30/09/20 642 lượt xem
MB Land
16:15 30/09/20 582 lượt xem
Vin Group 1
15:56 01/10/20 622 lượt xem
Hotline
0967.644.816
Zalo
0967.644.816
Viber
0967.644.816
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Instagram