Slide 2
Slider
Slide 3
Slide 4
Slide 5

HIỂU ĐỂ YÊU THƯƠNG

Phan Thị Thu Nga
Nga PTT
14:39 13/05/21 trong Tin tức trung tâm
14:39 13/05/21 453 lượt xem
Mục lục
“ Được chứng kiến những giọt nước mắt của các cô giáo tại trường mình bế tắc trong công tác giảng dạy khi đứng trước nhiều học sinh gặp khó khăn trong học tập: trẻ thì thu mình vào một góc, trẻ thì tăng động chạy xung quanh lớp gây ảnh hưởng đến các bạn khác, trẻ thì hạn chế về tầm nhìn, vận động … khiến cho Ban giám hiệu chúng tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở” … đó là những tâm sự của nhà giáo Bùi Thị Hạnh - hiệu trưởng trường Mầm Non xã Ngòi Hoa - huyện Tân Lạc.



Ngôi trường được xây dựng trên triền đồi nhìn xuống dòng sông Đà huyền thoại. Với những khó khăn chồng chất khó khăn không chỉ ở cơ vật chất nhà trường mà cả ở việc người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người. Nhà trường có 05 nhóm lớp tại 02 điểm trường (02 lớp nhà trẻ và 03 lớp mẫu giáo) với tổng số 93 trẻ. Hầu hết, các trẻ đều thuộc diện hộ gia đình nghèo và cận nghèo do bố mẹ các em chủ yếu làm nghề nông, diện tích canh tác ít, thu nhập chính từ nguồn đánh bắt cá tại sông, suối và nuôi cá lồng. Bởi vậy, việc xã hội hóa sự nghiệp giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, 02 điểm trường cách xa nhau phải đi qua sông rất nguy hiểm cho tính mạng của cô và trò. Đặc biệt, tại chi điểm Ngòi lớp học đã xuống cấp nghiêm trọng cần được duy tu, bảo dưỡng. Mặc dù hiện nay, công tác giáo dục của nhà trường có những bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trường Ngòi Hoa cũng vấp phải một thực trạng đáng lưu tâm đó là tỉ lệ học sinh đến lớp gặp những khó khăn trong học tập và cuộc sống như số trẻ: nhận thức kém, tăng động, giảm tập trung khá cao. Bên cạnh đó, còn một số trẻ khác bị khiếm thị, khuyết tật vận động…với tổng số trẻ theo nhận diện ban đầu gần 20 trẻ… Nguyên nhân theo nhận diện của nhà trường là do: tập quán phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ gần nguồn nước, hôn nhân cận huyết và việc chăm sóc, giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế… Trong khi, giáo viên đứng lớp áp lực nhiều về công việc nên sự quan tâm sâu sát chưa nhiều. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục trẻ hòa nhập còn nhiều thiếu thốn. Gia đình học sinh thường mặc cảm không muốn cho trẻ đến trường hoặc tiếp xúc với người ngoài, không muốn thừa nhận con mình đang gặp vấn đề đặc biệt đối với đối tượng trẻ khó khăn về học…Bên cạnh đó, đối tượng học sinh khuyết tật trong một lớp học quá số lượng theo quy định là không quá 02 em học sinh cùng một dạng khuyết tật.



Trước thực trạng đó, sau khi tham gia các hoạt động trong khuôn khổ dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình” do liên minh Châu Âu tài trợ. Ban giám hiệu đã cùng với các cô giáo trong nhà trường họp chuyên đề và vận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục khuyết tật vào kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch cá nhân phù hợp với từng trường hợp trẻ khuyết tật với 5 mục tiêu phát triển trong các bài giảng và cách trao đổi với phụ huynh học sinh . Cô Hạnh chia sẻ: “ Đây là một trong những hoạt động rất thiết thực giải quyết bế tắc trong hoạt động chuyên môn của nhà trường vì thông qua việc nắm bắt lý thuyết và được chuyên gia tư vấn cần tay chỉ việc đã giúp giáo viên trong nhà trường nhận diện được đối tượng trẻ khuyết tật tại lớp học mình và điều chỉnh phương án giảng dạy phù hợp với cả học sinh bình thường và học sinh khuyết tật, dành tình yêu thương, quan tâm các em này nhiều hơn. Và mỗi giáo viên hiểu được rằng: “ giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung trẻ em khuyết tật với trẻ em bình thường trong cơ sở giáo dục. Giáo dục hòa nhập cần dựa trên quan điểm tích cực. Mọi trẻ em dù khuyết tật nhưng vẫn có những năng lực nhất định. Gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động và hòa nhập xã hội, tạo ý chí vươn lên trong khả năng của mỗi em”.


Chính từ những điều giản dị này, các cô giáo đã giúp các bạn nhỏ khó khăn trong học tập được tiến bộ hơn. Như lời cô Bùi Thị Diệp giáo viên lớp 4 - 5 tuổi chia sẻ: “ Tại lớp em có tới 6 bạn gặp khó khăn trong học tập, trong đó có bạn Khang là trẻ gây ảnh hưởng tới lớp học nhiều nhất vì bạn bị tăng động giảm tập trung, thường xuyên không chú ý đến bài giảng, đùa nghịch gây ảnh hưởng đến các bạn khác. Khiến cho một giáo viên trẻ như em đôi khi cảm thấy bất lực. Nhưng sau khi tham gia các hoạt động của dự án, em đã vận dụng luôn những kiến thức mà cô  Lâm - chuyên gia tư vấn truyền tải vào thực tế chuyên môn giảng dạy như sử dụng nhiều kênh hình, đồ dùng minh họa để thu hút sự tham gia của bạn, bên cạnh đó cho Khang được ngồi vị trí gần cô hơn, đưa ra các hình thức khen thưởng, xử phạt hợp lý, khuyến khích động viên kịp thời. Đồng thời, em gần gũi trò chuyện với bạn nhiều hơn. Chính những việc làm như vậy sau gần 2 tháng điều chỉnh phương pháp giảng dạy, lưu tâm đến xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân với các bạn khó khăn trong tập thì công tác giảng dạy của em đã được cải thiện rất nhiều và đỡ áp lực hơn. Bởi bạn Khang giờ đã ngồi vào ghế học cùng các bạn mặc dù xong bài tập vẫn đi quanh lớp nhưng đã biết nghe hiệu lệnh của cô và giờ ăn cơm đã ngồi ăn cơm cùng các bạn, ngủ trưa chứ không phải bạn Khang chạy quanh lớp, để các cô kèm cặp như trước nữa… Hay như một số bạn nhỏ đầu năm đến lớp không nói chuyện với ai, thu mình vào góc giờ đã nói chuyện và làm được những bài tập đơn giản cô giao… Và đặc biệt, các bạn nhỏ này đã được các cô cho lên sân khấu múa hát và tham gia các hoạt động trải nghiệm phù hợp dù rất lúng túng chứ không  để các cô kèm cặp như trước nữa. Khiến niềm vui  thể hiện rõ trên khuôn mặt các em và những giọt nước mắt đầy hành phúc của các cô “ vì không nghĩ các con lại làm được như vậy”.




Qua đó,  khiến các thầy cô giáo nhận ra rằng mình cần có sự thay đổi, thay đổi từ những điều nhỏ nhất để làm nên được những điều lớn lao, có ích cho xã hội. Bởi: nghề giáo viên Mầm Non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo Mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử  vẻ vang của sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục Mầm non ngày càng phát triển, đặc biệt giúp các em nhỏ khuyết tật dân tộc thiểu số được hòa nhập trong giáo dục vì một tương lai tốt đẹp hơn.

 
Đảm bảo quyền của trẻ khuyết tật trong hòa nhập giáo dục

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn trẻ khuyết tật (TKT) là con em người dân tộc thiểu số (DTTS), trong số này nhiều trẻ không được đến trường. Các em phải đối mặt với một số rào cản để hòa nhập giáo dục (HNGD). Từ thực trạng này, Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) đã triển khai dự án "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật DTTS trong HNGD” (Dự án) tại 4 xã: Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa (Tân Lạc).

20:45 22/11/21 0 lượt xem
Hội thảo tổng kết, đánh giá và chia sẻ, nhân rộng kết quả dự án

Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.

08:25 17/11/21 433 lượt xem
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CẤP XÃ HỌP BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ GIÁM ĐỊNH MỨC ĐỘ TRẺ KHUYẾT TẬT

Từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Ngọc Mỹ, Phú Vinh, Phú Cường, Suối Hoa – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình tổ chức hoạt động: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã họp báo cáo kết quả rà soát trẻ khuyết tật và giám định mức độ trẻ khuyết tật

14:33 15/07/21 685 lượt xem
Hoạt động thiết thực “ Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2021”

Từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND các xã vùng dự án tổ chức hoạt động: “Tập huấn cho cha mẹ và cán bộ y tế kỹ năng can thiệp tại nhà và kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; kỹ năng sàng lọc trẻ khuyết tật, kỹ năng đánh giá kết quả trước và sau khi can thiệp”

07:22 14/06/21 585 lượt xem
Hội thảo tổng kết, đánh giá và chia sẻ, nhân rộng kết quả dự án

Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.

08:25 17/11/21 433 lượt xem
Tình người

09:16 12/01/21 704 lượt xem
Nhóm nòng cốt thôn tại xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình thực hiện hoạt động truyền thông pháp luật tại cộng đồng

Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL và TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Cao Sơn huyện Đà Bắc tổ chức hoạt động: Nhóm nòng cốt thôn thực hiện truyền thông pháp luật theo nhu cầu của cộng đồng tại xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc nằm trong khuôn khổ dự án " Thúc đẩy quyền tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình" do Quỹ Canada dành cho các Sáng kiến Địa phương (CFLI) năm 2020 của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tài trợ.

10:38 23/12/20 1.011 lượt xem
Hoạt động nghiên cứu các văn bản, chính sách liên quan đến việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình

Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL & TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với các bên liên quan thực hiện hoạt động nghiên cứu các văn bản, chính sách liên quan đến việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình

20:47 12/12/20 631 lượt xem
GÓC CHIA SẺ: Xúc động trước những câu chuyện về trẻ khuyết tật vùng dân tộc thiểu số tại các xã dự án - huyện Tân lạc - tỉnh Hòa Bình

Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em phối hợp với Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa của huyện Tân Lạc tiến hành rà soát lại trẻ khuyết tật trên địa bàn nhằm: Đưa ra danh sách trẻ khuyết tật trên địa bàn 04 xã được tổng hợp và phân tích thông tin sơ bộ của trẻ khuyết tật.

16:58 12/12/20 746 lượt xem
500+ Khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại LACEW.
Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực từng ngày để mang đến chất lượng dịch vụ cao nhất, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.
Vin Group
16:14 30/09/20 619 lượt xem
Flc group
16:14 30/09/20 635 lượt xem
Bách Việt
16:14 30/09/20 665 lượt xem
Cát Tường Group
16:15 30/09/20 642 lượt xem
MB Land
16:15 30/09/20 582 lượt xem
Vin Group 1
15:56 01/10/20 622 lượt xem
Hotline
0967.644.816
Zalo
0967.644.816
Viber
0967.644.816
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Instagram