Theo Bộ luật Lao động 2019, từ ngày 01/01/2021, một số trường hợp được ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Cụ thể, tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định loại hợp đồng lao động:
"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này."
Theo quy định trên, những trường hợp sau đây có thể ký nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn:
- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
- Sử dụng người lao động cao tuổi;
- Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Châu Thanh
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/31652/nhung-truong-hop-duoc-ky-nhieu-lan-hdld-xac-dinh-thoi-han-tu-2021
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn trẻ khuyết tật (TKT) là con em người dân tộc thiểu số (DTTS), trong số này nhiều trẻ không được đến trường. Các em phải đối mặt với một số rào cản để hòa nhập giáo dục (HNGD). Từ thực trạng này, Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) đã triển khai dự án "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật DTTS trong HNGD” (Dự án) tại 4 xã: Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa (Tân Lạc).
Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.
Từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Ngọc Mỹ, Phú Vinh, Phú Cường, Suối Hoa – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình tổ chức hoạt động: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã họp báo cáo kết quả rà soát trẻ khuyết tật và giám định mức độ trẻ khuyết tật
Từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2021, Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND các xã vùng dự án tổ chức hoạt động: “Tập huấn cho cha mẹ và cán bộ y tế kỹ năng can thiệp tại nhà và kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; kỹ năng sàng lọc trẻ khuyết tật, kỹ năng đánh giá kết quả trước và sau khi can thiệp”
Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hoà Bình. Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục” do liên minh Châu Âu tài trợ. Mục tiêu chính của dự án: nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình.
Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL và TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với UBND xã Cao Sơn huyện Đà Bắc tổ chức hoạt động: Nhóm nòng cốt thôn thực hiện truyền thông pháp luật theo nhu cầu của cộng đồng tại xã Cao Sơn - huyện Đà Bắc nằm trong khuôn khổ dự án " Thúc đẩy quyền tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình" do Quỹ Canada dành cho các Sáng kiến Địa phương (CFLI) năm 2020 của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tài trợ.
Trong tháng 12/2020, Trung tâm TVPL & TGPL cho phụ nữ và trẻ em (LACEW) phối hợp với các bên liên quan thực hiện hoạt động nghiên cứu các văn bản, chính sách liên quan đến việc đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình
Trung tâm TVPL&TGPL cho phụ nữ và trẻ em phối hợp với Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Phú Vinh, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Suối Hoa của huyện Tân Lạc tiến hành rà soát lại trẻ khuyết tật trên địa bàn nhằm: Đưa ra danh sách trẻ khuyết tật trên địa bàn 04 xã được tổng hợp và phân tích thông tin sơ bộ của trẻ khuyết tật.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập