Slide 2
Slider
Slide 3
Slide 4
Slide 5

Tuyển chọn tư vấn đánh giá kết thúc dự án

TOR ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC DỰ ÁN Dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục”.

Mục lục

LACEW                                  EU JULE JIFF                                             OXFAM


TOR ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC DỰ ÁN 

Dự án: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục”.

Phương pháp: Đánh giá độc lập

Địa điểm thực hiện: Huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

Báo cáo cho: Trung tâm tư vấn Pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Phụ nữ và Trẻ em (LACEW)

Thời gian: Từ khi triển khai đến ngày 31 tháng 8 năm 2021
Mô tả tóm tắt và mục đích
Dự án nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật để đảm bảo quyền lợi của trẻ khuyết tật bằng cách xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và tại cấp huyện và cấp xã trong việc hỗ trợ pháp lý cho trẻ khuyết tật đảm bảo quyền lợi của họ trong giáo dục hòa nhập và nâng cao nhận thức và năng lực cho cha mẹ và nhà trường trong việc hỗ trợ trẻ hòa nhập giáo dục để giúp cho trẻ khuyết tật có cơ hội hòa nhập giáo dục một cách tốt nhất.

Dự án được các cơ quan, đối tác địa phương đánh giá là một trong những mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật thành công trong giáo dục hòa nhập. Sau 1 năm thực hiện dự án đem lại nhiều thành quả đáng kể cho cộng đồng và trẻ khuyết tật.

Đánh giá cuối kỳ là một trong những hoạt động được thiết kế trong khuôn khổ dự án nhằm đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả và hiệu suất của dự án . Đánh giá cũng được sử dụng để xác định tác động lâu dài và tính bền vững của dự án; giá trị của kết quả đối với những người thụ hưởng dự định, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Đánh giá mức độ can thiệp phát triển và phương thức thực hiện được xem là thành công hay chưa thành công và lý do tại sao để giúp đơn vị tài trợ đưa ra quyết định và chính sách của mình nhằm mục đích tăng mức độ phù hợp và hiệu quả của hỗ trợ phát triển.

1. Cơ sở dự án:

Dự án “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng để đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật dân tộc thiểu số trong hòa nhập giáo dục”. được thực hiện trên địa bàn 4 xã (Ngọc Mỹ, Phú Cường, Phú Vinh, Suối Hoa) huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

·        Đơn vị tài trợ: Liên Minh Châu Âu

·        Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng

Mục tiêu dự án: Nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với xã hội trong môi trường giáo dục và bảo vệ quyền trẻ khuyết tật dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình

 Đối tượng hưởng lợi: Trẻ khuyết tật, người dân, cha mẹ trẻ khuyết tật trên địa bàn xã Ngọc Mỹ, Phú Cường, Phú Vinh, Suối Hoa huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình

 Tổ chức LACEW có nhu cầu thuê đơn vị/cá nhân tư vấn để tiến hành đánh giá kết quả dự án, trên cơ sở đó đưa ra các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị đề xuất nhằm đảm bảo tính bền vững kết quả dự án và các giá trị mà dự án mang lại cho đối tượng mục tiêu, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội.

2. Mục tiêu của Đánh giá

Đánh giá độc lập từ bên ngoài nhằm đo lường tính hiệu quả, tác động mang lại theo khung kết quả của dự án đã đề ra đồng thời rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tiễn để cải thiện hiệu quả của dự án và giúp cho chính quyề, địa phương cà các bên liên quan nhà tài trợ, LACEW có cơ sở xem xét, đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan đối với dự án và các dự án tương tự trong thời gian tiếp theo. Các mục tiêu cụ thể của bản Đánh giá kết thúc dự án như sau:

- Đánh giá tính phù hợp của dự án đối với nhu cầu thực tế của nhóm đối tượng mục tiêu và chính sách phát triển ưu tiên của địa phương

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án, các kết quả đạt được so với mục tiêu và khung chỉ số đã đề ra

- Tính hiệu suất về chi phí và các nguồn lực khác so với kết quả mang lại

- Đánh giá tác động và các giá trị của các kết quả dự án mang lại cho đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội.

Đánh giá tính bền vững của các kết quả dự án và phương thức tiếp cận.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị duy trì các kết quả của dự án nhằm cải thiện hiệu quả, tác động và khả năng nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

3. Tiêu chí Đánh giá

1. Tính phù hợp của dự án: Gồm những câu hỏi phụ sau:

- Tính tương thích của thiết kế và chiến lược dự án đối với chính sách và luật pháp của Việt Nam cũng như ưu tiên phát triển của địa phương như thế nào?

- Thiết kế và phương pháp tiếp cận của dự án phù hợp như thế nào với nhu cầu thực tế của đối tượng mục tiêu.

2. Tính hiệu quả của dự án:

- Dự án đã đạt được kết quả gì so với các mục tiêu đề ra theo thiết kế dự án?  Có kết quả nào không mong đợi đã xảy ra không?

- Các chiến lược và phương pháp tiếp cận của dự án hiệu quả và đóng góp như thế nào vào các thành công/thất bại của dự án?

3. Tính hiệu quả về chi phí: 

- Xem xét đến các chi phí và việc sử dụng các nguồn lực khác của dự án có thỏa đáng so với các kết quả đạt đượctrong quá trình triển khai dự án.

- Khả năng thích ứng của dự án với những thay đổi trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội như thế nào?

- Mô hình hợp tác và quản trị của dự án phù hợp và đóng góp như thế nào vào thành công/thất bại của dự án? 

4. Tác động dự án: Đánh giá các ảnh hưởng lâu dài của dự án cả về khía cạnh tích cực và tiêu cực đến đời sống của đối tượng hưởng lợi mục tiêu.

5. Tính bền vững các kết quả dự án: Xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài dự án quyết định đến tính bền vững của dự án và các bên liên quan đã chuẩn bị những điều kiện gì để duy trì các kết quả dự án?

6. Khả năng nhân rộng: Đánh giá nhằm đưa ra quyết định khả năng chia sẻ bài học kinh nghiệm thực tiễn, mô hình dự án ra các địa phương, lĩnh vực hoặc nhóm đối tượng mục tiêu khác. 

Ngoài ra, đánh giá cũng cần xem xét đến các rủi ro được nhận diện trong đề xuất dự án và trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp quản lý rủi ro mà dự án đã thực hiện để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả của dự án.

4. Phương pháp tiếp cận

Đánh giá được khuyến nghị sử dụng các phương thức và cách tiếp cận khác nhau thông qua việc sử dụng, phân tích nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm dữ liệu về số lượng và chất lượng từ:

- Các phỏng vấn cá nhân và  nhóm thảo luận tập trung với các bên liên quan bao gồm người hưởng lợi, nhân viên dự án, bộ phận quản lý, quan chức chính quyền địa phương, đối tác thực hiện…vv.

Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các nguồn dữ liệu sẵn có gồm đề xuất, báo cáo dự án, số liệu giám sát đánh giá, chính sách liên quan...

Đánh giá kết thúc dự án được khuyến khích theo phương pháp có sự tham gia, bao gồm đại diện của các bên liên quan và chính quyền địa phương có tham gia thực hiện dự án.

5. Kết quả và sản phẩm bàn giao

Các kết quả và sản phẩm bàn giao của bản Đánh giá kết thúc dự án bao gồm:

- Bản thiết kế đánh giá bao gồm phương pháp, quy mô, công cụ thu thập thông tin, kế hoạch công việc thực địa, kế hoạch kiểm soát chất lượng…vv.

- Dữ liệu và tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá bằng bản mềm, bản gốc các báo cáo, mẫu phỏng vấn hoàn thiện (bản mềm hoặc bản cứng)…

- Báo cáo trình bày về các phát hiện chính với Dự án

- Báo cáo Đánh giá kết thúc dự án trình bày bằng tiếng Việt, độ dài không quá 20 trang cộng thêm phụ lục.

6. Tiêu chí lựa chọn

Ứng viên/đơn vị/ tổ chức/cá nhân đánh giá có thể là đơn vị trong nước hoạt động tại Việt Nam với kiến thức và kinh nghiệm làm việc phù hợp với những yêu cầu sau đây:

- Có đủ năng lực, kinh nghiệm đã được chứng thực về quản lý và đánh giá dự án

- Có kinh nghiệm liên quan đến đánh giá, quản lý dựa vào kết quả.

- Có kỹ năng phân tích và kỹ năng truyền thông bằng văn bản  

- Có sự hiểu biết về các phương pháp thức tiếp cận trong phát triển như lồng ghép giới, sự tham gia, nâng cao năng lực, góp ý chính sách, truyền thông thay đổi hành vi, v.v

- Có kiến thức và kinh nghiệm về bối cảnh  hộ trợ người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập tại Việt Nam và quốc tế là một lợi thế.

7. Ngày công thời gian thực hiện đánh giá:

Tổng số ngày công là 9 ngày công bao gồm: 2 ngày thực địa, 2 ngày viết báo cáo, 1 ngày nghiên cứu các báo cáo, tài liệu dự án, 1 ngày thiết kế bảng biểu tài liệu phục vụ đánh giá, 1 ngày tham gia hội thảo,1 ngày hoàn thiện báo cáo sau khi có góp ý), ngày công đã được duyệt bởi nhà tài trợ là

Đánh giá dự kiến bắt đầu triển khai từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 và kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2021. Báo cáo cuối cùng sẽ được hoàn thiện và gửi cho dự án vào ngày 10 tháng 9 năm 2021.

8. Thông tin gửi hồ sơ:

Các ứng viên/đơn vị/ tổ chức có quan tâm vui lòng gửi hồ sơ đề xuất đánh giá dự án, đề xuất ngân sáchđến email:  ngphan2@gmail.com.

 Hạn chót nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 năm 2021. Hồ sơ bao gồm:

- Bản Kế hoạch về phương pháp và công cụ thu thập thông tin.

- Bản dự trù ngân sách

- Hồ sơ năng lực của ứng viên/đơn vị/ tổ chức.

 

 

Ngày đăng tuyển:02/08/2021
Hạn nộp hồ sơ:02/09/2021
Số lượng:1
Mức lương:
500+ Khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại LACEW.
Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực từng ngày để mang đến chất lượng dịch vụ cao nhất, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng.
Vin Group
16:14 30/09/20 591 lượt xem
Flc group
16:14 30/09/20 588 lượt xem
Bách Việt
16:14 30/09/20 635 lượt xem
Cát Tường Group
16:15 30/09/20 603 lượt xem
MB Land
16:15 30/09/20 542 lượt xem
Vin Group 1
15:56 01/10/20 589 lượt xem
Hotline
0967.644.816
Zalo
0967.644.816
Viber
0967.644.816
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Facebook
http://facebook.com/Trung-tâm-tư-vấn-pháp-luật-và-trợ-giúp-pháp-lý-cho-phụ-nữ-và-trẻ-em-LACEW-102100251701802
Instagram